Nhật Bản là quốc gia thu hút nhiều lao động Việt Nam. Tuy nhiên, thực tập sinh Việt Nam nên bỏ túi những tỉnh không nên đi xuất khẩu lao động ở Nhật dưới đây, để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Dù Nhật Bản thu hút hàng nghìn lao động Việt Nam qua làm việc mỗi năm nhưng không phải tỉnh nào tại Nhật cũng là nơi bạn nên làm việc. Nhật Bản nổi tiếng với thiên tai nguy hiểm, gây thiệt hại cả về tài sản và tính mạng. Vì vậy mỗi người Việt Nam có dự định qua Nhật Bản làm việc cần nắm rõ những tỉnh không nên đi xuất khẩu lao động ở Nhật.

Thiên tai ở Nhật gây thiệt hại về người và của
Thiên tai có ở Nhật do đâu?
Nhật Bản là một trong số các quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất thế giới. Một số thiên tai thường gặp tại Nhật Bản là động đất, mưa lụt, nắng nóng đỉnh điểm, sóng thần, băng tuyết, lở đất… Những thiên tai này khi xảy ra có thể tạo nên thảm họa chết hàng nghìn người, phá huỷ nhà cửa, hệ thống hạ tầng trên diện rộng.
Thống kê cho thấy, Nhật Bản chiếm 20,5% số trận động đất có cường độ từ 6 độ richter trở lên (số liệu từ năm 2000 đến năm 2009), chiếm 7% số núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Từ 1979 - 2008, Nhật Bản chiếm 0,3% số người chết do thiên tai, chiếm 11,9% thiệt hại về của do thiên tai trên toàn thế giới.
Có 4 nguyên nhân gây nên thiên tai tại Nhật Bản
Nhật Bản là đảo quốc, diện tích rải trên bốn mảng biển Philippine, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Á- u, vì vậy chịu tác động bởi sự chuyển động của các mảng.
Núi dốc chiếm phần lớn diện tích, sông ngòi ngắn, nước chảy xiết
Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên thường chịu mưa lớn và bão.
Các thành phố xây dựng tiếp giáp sông, bờ biển, gần núi lửa.
Động đất
Động đất là loại thiên tai thường gặp nhất ở Nhật Bản. Động đất xảy ra khi các tảng đá dưới lòng đất bị đẩy, kéo từ môi trường xung quanh, khiến chúng dịch chuyển. Các rung động này truyền xuống đất gây ra chấn động. Nhật Bản nằm trên 4 mảng biển Philippine, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Á- u nên càng dễ bị động đất.
Thiệt hại do động đất gây ra:
Hệ thống hạ tầng giao thông, nhà cửa bị phá huỷ.
Người chết, bị thương nặng do nhà cửa, tường, đồ đạc… rơi, đè vào người.
Liên lạc bị cắt đứt do cột điện, đường dây điện bị phá huỷ.
Nguồn điện, gas, nước hỏng, mất thời gian sửa lại.
Ùn tắc giao thông do các tuyến đường bị phá huỷ.
Tàu điện ngầm, xe lửa phải tạm ngừng chạy vì đường ray hỏng, hầm xe điện hỏng.

Động đất ở Nhật Bản phá huỷ nhà cửa đường sá trên diện rộng
Một số trận động đất điển hình tại Nhật có thể kể đến như sau:
Năm 2022, trận động đất có cường độ mạnh (mức 6), xảy ra ở tỉnh Miyagi và Fukushima khiến 3 người chết, 204 ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn, 4.085 ngôi nhà bị phá huỷ một nửa và 45.335 ngôi nhà bị hư hỏng một phần.
Năm 2021, trận động đất có cường độ mạnh (mức 6) ở tỉnh Fukushima và Miyagi khiến 1 người chết, 69 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, 729 ngôi nhà bị phá hủy một nửa, số nhà bị hư hỏng một phần là 19.758 nhà.
Năm 2018, trận động đất có cường độ mạnh mức tối đa (mức 7) ở Atsuma-cho, Hokkaido làm 43 người chết, phá huỷ hoàn toàn 469 nhà, 1.660 ngôi nhà bị phá hủy một nửa, thiệt hại một phần 13.849 ngôi nhà.
Hầu như năm nào ở Nhật Bản cũng có một trận động đất lớn. Bên cạnh đó, Nhật Bản thường xảy ra động đất mức độ nhẹ, gây rung chuyển mặt đất, ảnh hưởng tâm lý người dân, gián đoạn công việc. Những trận động đất này xảy ra thường xuyên nhưng không có thiệt hại lớn, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Không thể đoán được những trận động đất lớn sẽ xảy ra chính xác ở tỉnh nào. Tuy nhiên người Việt Nam qua Nhật có thể xem lịch sử động đất xảy ra ở đâu để có được danh sách những tỉnh không nên đi lao động xuất khẩu ở Nhật Bản.
Sóng thần
Quần đảo Nhật Bản, với tất cả các hướng đều tiếp giáp biển, trở thành đất nước thường hay hứng chịu những cơn sóng thần lớn. Sóng thần Nhật Bản từng tạo ra thảm hoạ thiên tai lịch sử trên thế giới. Vì vậy khi đến Nhật làm việc, bạn cũng cần lưu ý những khu vực có khả năng cao hứng chịu sóng thần.
Sóng thần là cơn sóng lớn, tràn vào cảng, bờ biển với vận tốc rất lớn được tạo ra khi nước biển bị di động mạnh do động đất xảy ra dưới đáy biển hoặc núi lửa dưới đáy biển phun trào. Thông thường, sau trận động đất lớn sẽ xảy ra sóng thần. Điển hình như trận sóng thần tháng 3/2011 ảnh hưởng nặng đến ba tỉnh tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate. Trước khi sóng thần xảy ra khu vực này đã hứng chịu trận động đất tới 9,1 độ richter.

Sóng thần tại Nhật Bản khiến hàng chục nghìn người chết
Thiệt hại do sóng thần
Cuốn trôi toàn bộ thành phố, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, xe cộ, xe buýt, tàu hoả… thậm chí tốc độ phá huỷ của sóng thần còn nhanh hơn động đất.
Sóng thần đi qua đến đâu thì nơi đó bị phá huỷ hoàn toàn (nhà cửa, hệ thống điện, giao thông…) chứ không như động đất, có thể chỉ bị huỷ hoại một phần.
Sóng thần có xu hướng dâng cao hơn và di chuyển nhanh khi vào thành phố, vì vậy nếu không sơ tán kịp thời rất khó giữ tính mạng.
Một số trận sóng thần đáng chú ý tại Nhật
Tháng 3/2011, Nhật Bản chứng kiến trận sóng thần lịch sử cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người. Trước cơn sóng thần, một trận động đất mạnh đã xảy ra ở khu vực Tohoku (phía đông Nhật Bản).
Trận sóng thần với độ cao sóng thần lên tới 40,1 m tại vịnh Ryori ở thành phố Ofunato, tỉnh Iwate, và hơn 9,3m tại cảng Soma, tỉnh Fukushima đã nhấn chìm toàn bộ thị trấn, gây nên cái chết của 15.894 người, 2.561 người mất tích, 6.152 người bị thương.
Năm 1993, trận động đất xảy ra ở Hokkaido Nansei-Oki, kéo theo đó, một trận sóng thần với độ cao lên tới 30 m trên đảo Okushiri đã ập đến vô cùng nhanh chóng. Cảnh báo sóng thần chỉ phát ra trước khi thảm họa ập vào đất liền 5 phút, không đủ để người dân ứng phó kịp thời. Huyện Aonae của thị trấn Okushiri đã bị phá hủy, tổng cộng 198 người chết và mất tích.
Giống như động đất, sóng thần chỉ được cảnh báo trước khi thảm họa xảy ra trong thời gian ngắn, vì vậy gây ra thiệt hại đáng kể. Những khu vực giáp biển đều có khả năng hứng chịu sóng thần. Khi sang Nhật làm việc, người lao động lưu ý các khu vực gần biển.
Nắng nóng đỉnh điểm
Nắng nóng đỉnh điểm là thiên tai nhẹ nhàng hơn so với động đất, hay sóng thần. Tuy nhiên, phát ngôn viên Motoaki Takekawa của cơ quan dự báo thời tiết Nhật Bản đưa ra cảnh báo sóng nhiệt (nắng nóng đỉnh điểm) là một mối đe dọa đối với mạng sống con người, được công nhận là thảm họa thiên nhiên.
Nắng nóng đỉnh điểm ở Nhật Bản xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây. Tháng 7 năm ngoái, Nhật Bản hứng chịu đợt sóng nhiệt trong thời gian kéo dài gần hai tuần, với nền nhiệt độ lên tới 41,1 độ, cao nhất trong lịch sử nước Nhật, khiến 65 người thiệt mạng, 22.000 người nhập viện vì sốc nhiệt.
Cụ thể, tháng 7 năm ngoái, nhiệt độ đo được ở thành phố Kumagaya lên tới 41,1 độ C. Trung tâm thủ đô Tokyo nóng trên 40 độ C, khiến 578 người say nắng phải nhập viện.
Một vài địa phương có nhiệt độ cao như Takada và Tatebayashi (38 độ), Tokyo (35 độ) hay Kobe (36 độ).
Năm ngoái, Saitama chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt nắng nóng kỷ lục với 7 người chết và 1.179 ca nhập viện, trong tổng số dân chỉ hơn 7 triệu.

Nhật Bản thường xuyên chịu sóng nhiệt vào mùa hè những năm gần đây
Dân số tại Nhật Bản là dân số già, vì vậy phần lớn người nhập viện vì say nắng là người già trên 65 tuổi. Lao động Việt Nam qua Nhật Bản ở độ tuổi trẻ nhưng không nên chủ quan trong các đợt nắng nóng đỉnh điểm, bởi sức khoẻ đã bị vắt kiệt ở các xí nghiệp, nhà máy sau mỗi ngày làm việc. Trạng thái cơ thể không khỏe khiến người lao động mất sức, say nắng khi gặp thời tiết cực đoan.
Nắng nóng đỉnh điểm xảy ra trên diện rộng, có thể lan ra cả nước Nhật Bản nên bất cứ ai sang Nhật làm việc cũng cần trang bị kiến thức phòng tránh sốc nhiệt, như uống nước thường xuyên, ở trong bóng râm, đội mũ, che ô và mặc quần áo thoáng mát.
Lạnh (băng tuyết)
Nắng nóng đỉnh điểm xảy ra mùa hè thì thảm họa do lạnh (băng tuyết) thường xảy ra mùa đông. Thiệt hại do tuyết gồm tuyết rơi dày, tuyết lở, tai nạn do đường đóng băng.
Thiệt hại do băng tuyết có thể xảy ra bất cứ đâu trong khu vực có tuyết. Lưu ý các khu vực dọc biển Nhật Bản như tỉnh Niigata, Yamagata và Akita, là nơi có nhiều tuyết rơi dày.
Các thiệt hại do lạnh (băng tuyết) thường gặp
Tuyết lở là hiện tượng tuyết và băng tích tụ ở sườn núi và chảy xuống. Tốc độ lở tuyết có thể đến 100 - 200 km/h, vùi lấp các tòa nhà, cây cối. Khi rơi vào khu vực tuyết lở, cơ hội chạy thoát gần như bằng không. Vì vậy, hãy tránh xa khu vực có tuyết lở.
Tắc nghẽn giao thông, do đường bị bao phủ bởi tuyết.
Áp suất tuyết: các tòa nhà, cây cối bị tuyết bám, tuyết bám dày, nặng, có thể rơi, gây chấn thương cho người phía dưới.
Bão tuyết gây giảm tầm nhìn khi lái xe, dễ gây ra tai nạn giao thông.

Giao thông đình trệ vì tuyết tại Nhật Bản
Một số thảm họa do tuyết điển hình tại Nhật
Năm 2020, tuyết rơi dày khu vực biển Nhật Bản từ bắc đến phía tây. Độ dày tuyết là 291 m, ghi nhận ở Fujiwara, thành phố Minakami, tỉnh Gunma. Khoảng 2.100 ô tô bị kẹt trên đường từ Niigata đến Gunma, mất 3 ngày để cảnh sát giao thông và cứu hộ giải quyết ách tắc.
Năm 2018, vùng Hokuriku hứng chịu cơn bão số 19. Tuyết dày kỷ lục ở vùng Hokuriku, với 147 cm ở Fukui, 87 cm ở Kanazawa và 75 cm ở Toyama. Một tai nạn trong quá trình dọn tuyết khiến 33 người thiệt mạng và khoảng 300 người bị thương.
Trên đây là những tỉnh không nên đi lao động xuất khẩu tại Nhật Bản do nguy cơ xảy ra thiên tai: sóng thần, động đất, băng tuyết, nắng nóng. Những thảm họa này gây ra thiệt hại nặng nề không bù đắp nổi. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi chọn khu vực làm việc tại Nhật.
Ngoài ra, Hallo lưu ý bạn một số khu vực không nên lựa chọn khi sang Nhật bởi những bất cập khác dưới đây.
Kabukicho và Roppongi
Kabukicho là khu phố đèn đỏ tại Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản. Nơi đây là tụ điểm ăn chơi với nhiều quán bar, sàn nhảy,… nên có nhiều tệ nạn và tội phạm. Roppongi ở Minato, Tokyo Cũng giống Kabukicho, rất nhiều nguy hiểm ẩn chứa ở nơi này. Người Việt để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm và bị lừa gạt, nên tránh xa hai khu vực này.
Kasumigaseki
Kasumigaseki nằm ở Chiyoda, Tokyo, là một trong những khu vực chính trị và hành chính quan trọng của Nhật Bản. Đây không phải là điểm đến lý tưởng cho lao động nước ngoài bởi quy trình, văn hóa làm việc khắt khe, khó thăng tiến.
Lao động Việt Nam nên làm việc trong các ngành công nghiệp khác hoặc các tỉnh có môi trường làm việc thích hợp hơn để có cuộc sống dễ thở, có mức thu nhập cao.
Mục đích sang Nhật Bản của lao động Việt Nam nhằm làm việc mang lại nguồn thu nhập lớn trong thời gian ngắn hạn (3-5 năm), trải nghiệm cuộc sống tại đất nước này. Tuy nhiên nếu không may mắn gặp thảm hoạ thiên tai, hậu quả xảy ra có thể là thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và của cải. Chính vì vậy, sang Nhật lao động xuất khẩu, ngoài công việc, phải tự lập danh sách những tỉnh không nên đi xuất khẩu lao động ở Nhật để tự bảo vệ chính bản thân mình. Hallo hi vọng bài viết mang lại thông tin bổ ích cho các bạn, tìm hiểu thêm tại Hallo.co.
Bình luận (0)